Cấy chỉ có tốt không, collagen, giảm cân, tơ tằm, chitossil, nhiều, chữa bệnh, phương pháp. Cấy chỉ chữa bệnh đã trở thành một trong những phương pháp chữa trị “bách bệnh” được nhiều người lựa chọn và truyền miệng nhau. Tuy nhiên đối với những người chưa từng trải nghiệm phương pháp này đều e ngại, sợ đau vì cảm giác những chiếc kim nhỏ đâm vào da thịt. Vậy thật ra phương pháp cấy chỉ có khiến người bệnh có cảm giác đau hay không? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
1. Cấy chỉ collagen có tốt không?
1.1/ Có nên dùng cấy chỉ không ?
Cấy chỉ hay còn gọi đầy đủ là nhu châm, cấy chỉ là phương pháp sử dụng chỉ y khoa, thường là chỉ catgut (protein) có khả năng tự tiêu, cấy vào các huyệt trong cơ thể. Chỉ sẽ ở trong các huyệt từ 15 – 20 ngày trước khi tự tiêu. Khi chỉ được cấy vào các huyệt và kết hợp với châm cứu sẽ giúp cơ thể lưu thông máu tốt hơn, điều hòa hoạt động của các cơ quan tạng phủ trong cơ thể bạn, từ đó đem lại các lợi ích như giảm đau, giảm co thắt các cơ.
Bên cạnh đó, khi cơ thể lưu thông máu tốt hơn sẽ giúp tăng cường dinh dưỡng tại khu vực tác động, giúp chuyển hóa các chất đạm, đường một cách hiệu quả hơn, hạn chế các kích ứng thông qua miễn dịch cho cơ thể, giảm những ảnh hưởng do quá trình lão hóa gây ra đồng thời chống lại tình trạng viêm rễ thần kinh do chèn ép.
1.2/ Tác dụng phụ của cấy chỉ là gì? Có đau không?
Cấy chỉ có rất ít tác dụng phụ, trước đây do kỹ thuật còn hạn chế nên cấy chỉ thường gây đau. Tuy nhiên, hiện nay, các loại kim sử dụng cho cấy chỉ nhỏ hơn, được cải tiến để ít gây đau và chảy máu, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.
Bên cạnh một số ít tác dụng phụ, cấy chỉ là phương pháp chống chỉ định nếu bệnh nhân nằm trong các nhóm sau:
- Bệnh nhân có bệnh lý ngoại khoa, cấp cứu.
- Người bệnh có tiền sử bị thiếu máu, bệnh tim, không đảm bảo sức khỏe.
- Người mới lao động nặng, đói, cơ thể mệt mỏi không được cấy chỉ vào thời điểm đó.
- Người đang bị tăng huyết áp, đang có cơn sốt cao cũng chống chỉ định cấy chỉ ở thời điểm đó.
- Không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai và người có cơ địa dị ứng với chỉ catgut chuyên dụng.
2. Chức năng và vai trò của cấy chỉ chữa bệnh tốt hơn
2.1/ Cấy chỉ nhiều có tốt không
Trong suốt quá trình thực hiện trị liệu, muốn đưa sợi chỉ vào huyệt đạo của người bệnh, cần đến các kim chuyên dụng. Các đầu kim nhọn đâm vào da thịt nên cảm giác đau là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ không quá mạnh và nó còn tùy thuộc nhiều vào kỹ thuật, tay nghề và kinh nghiệm của những người thực hiện cấy chỉ cho bạn.
Sau khi thực hiện xong quá quy trình cấy chỉ thì cảm giác đau sẽ không còn nữa. Cơ thể bạn sẽ trở lại như bình thường và có thể vận động, hoạt động như hàng ngày.
2.2/ Những bệnh gì nên dùng cấy chỉ chữa bệnh tốt hơn ?
Cấy chỉ huyệt vị điều trị cho nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh lý dị ứng (hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang di ứng); Các chứng liệt: liệt dây thần kinh VII, liệt nửa người do tai biến mạch máu não, bại liệt…; Các chứng đau, thoát vị đốt sống cổ, khớp vai, thoái hóa cột sống, đĩa đệm, bệnh về vận động, bệnh cơ, xương, khớp,… là các bệnh chủ yếu chữa cấy chỉ huyệt đạo rất tốt.
Mặc dù đây là thủ thuật khá đơn giản và dễ làm, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền được thực hiện châm cứu cấy chỉ chữa bệnh. Những trường hợp không được áp dụng là người bệnh đang sốt, tăng huyết áp, trên 180/140mmHg, phụ nữ có thai, bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu…
Dù chữa bệnh gì cũng đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác, an toàn tuyệt đối… Vì vậy, người dân cần đến các cơ sở cấy chỉ chuyên khoa uy tín, tin cậy có các y bác sĩ được đào tạo bài bản thuần thục về châm cứu, cấy chỉ huyệt đạo để họ vừa làm vừa theo dõi và xử lý khi bệnh nhân có biểu hiện khác thường.
3. Phương pháp liệu trình và các lưu ý khi cấy chỉ Hàn Quốc
3.1/ Phương pháp cấy chỉ có tốt không ?
Phương pháp cấy chỉ được các chuyên gia đánh giá là phương pháp chữa trị hữu hiệu cho các bệnh đau vai gáy, đau dạ dày, bệnh xương khớp, bệnh viêm xoang, viêm mũi, giảm cân, nâng mũi,… do đó bạn hoàn toàn nên trải nghiệm phương pháp này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả khi thực hiện phương pháp, cần phải được chính các bác sĩ có chuyên môn cao về Y học cổ truyền thực hiện.
Khi bạn chọn phải những bác sĩ không có tay nghề, có thể xảy ra sự cố xác định sai huyệt đạo, gây ra những đau đớn cho bệnh nhân. Với những bác sĩ “mát tay”, việc cấy chỉ sẽ được thực hiện nhẹ nhàng, không có cảm giác đau và bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả và sự thay đổi trong cơ thể ngay những lần đầu trị liệu.
3.2/ Những điều cần chú ý khi điều trị cấy chỉ
- Để đạt hiệu quả cao khi điều trị bằng phương pháp cấy chỉ người bệnh cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Không ăn quá no, uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê. Để cơ thể quá đói, cơ thể mệt mỏi, nghĩ ngơi trước khi điều trị.
- Khi đi cấy chỉ các bạn cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo rộng, thoải mái.
- Sau khi cấy chỉ, người bệnh cần nghỉ tại phòng khám 10 đến 15 phút và không được làm việc quá sức sau đó.
- Cấy chỉ không được thực hiện khi người bệnh đang sốt, nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, các khớp có sưng, nóng, đỏ do bị viêm khớp.
Để tìm kiếm địa chỉ thực hiện chữa trị bằng phương pháp cấy chỉ uy tín, bạn có thể lên mạng để tham khảo. Chỉ cần gõ từ khóa “cấy chỉ đông y” hay “cấy chỉ chữa bệnh”, “cấy chỉ làm đẹp”,… sẽ có rất nhiều kết quả. Bạn có thể tham khảo những nhận xét từ các bạn khác đã trải nghiệm dịch vụ để chọn ra cho mình một địa chỉ cấy chỉ uy tín – an toàn – hiệu quả nhé.
Hy vọng bài viế này sẽ có ích cho các bạn!